TRƯỜNG CỦA BẠN ĐÃ HẾT HẠN. VUI LÒNG NÂNG CẤP ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ.

Tại sao kiến thức lại là một trong những tài sản nâng tầm giá trị của một người? 

Giá trị đích thực của mỗi cá nhân nằm ở đâu? Liệu có phải là hàng hiệu xe sang nhà lầu? Những điều này chỉ nói rằng bạn có nhiều tiền hơn người khác chứ không khẳng định được bạn giàu có và giá trị hơn. Kiến thức mới là thước đo giá trị hiệu quả mà mỗi người tự có thể tích lũy và khiến bản thân được nâng tầm. 

Kiến thức chính là thứ tạo nên giá trị của mỗi con người trong xã hội

Kiến thức chính là thứ tạo nên giá trị của mỗi con người trong xã hội

Lý do tại sao kiến thức lại là một tài sản nâng tầm giá trị của một người

Khi nhắc đến tài sản, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến những thứ vật chất bên ngoài. Những người giàu, có nhiều tài sản được bao quanh bởi những thứ hào nhoáng xa hoa, bởi tiền bạc của cải. Tuy nhiên đó chỉ là một phần những gì hiện hữu mà không thể thể hiện được giá trị của bản thân bạn. Vật chất cũng không phải thứ khiến xã hội biết bạn là ai, bạn ở đâu, bạn quan trọng ra sao. 

Tài sản là những thứ mỗi người sở hữu cho riêng bản thân mình. Vật chất chỉ là một phần trong số đó nhưng không phải thứ có tầm quan trọng nhất. Bên cạnh đó bạn còn sở hữu rất nhiều tài sản khác, đó là thời gian, là vòng đời, là những mối quan hệ... Và đặc biệt nhất, là tri thức. 

Tri thức là loại tài sản mãi mãi không mất đi dù cho cuộc đời đã kết thúc

Tri thức là loại tài sản mãi mãi không mất đi dù cho cuộc đời đã kết thúc

Tri thức là những hiểu biết của bản thân về sự vật, hiện tượng hay những trải nghiệm sống. Điều này có được thông qua việc được giáo dục khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc những trải nghiệm cá nhân trong suốt cuộc đời. Đây là tài sản đáng giá nhất, có thể tích lũy càng ngày càng phong phú và không bao giờ bị mất đi cho dù bạn là ai. 

Giá trị con người là ý nghĩa của sự tồn tại của bạn trong xã hội, trong vũ trụ, trong tự nhiên và vạn vật. Đó là những điều bạn có thể mang đến cho cộng động, tạo ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Điều này có thể được nhiều người biết đến hoặc không nhưng chắc chắn sẽ giúp xã hội tốt hơn, con người hạnh phúc hơn, vạn vật có ý nghĩa hơn. 

Tri thức chính là thứ khiến con người có thể nâng cao giá trị của bản thân. Tri thức giúp bạn có hiểu biết phong phú hơn về vạn vật, rèn cho bạn những phẩm chất đạo đức tốt. Tri thức giúp mỗi bản thể có thể khẳng định chính mình trong vũ trụ bao la, tạo ra được chỗ đứng, được nhiều người yêu mến. Kiến thức luôn bao gồm giá trị lõi và những trải nghiệm mà bạn tích lũy được.

Tri thức giúp bạn có hiểu biết phong phú hơn về vạn vật, rèn luyện những kỹ năng 

Tri thức giúp bạn có hiểu biết phong phú hơn về vạn vật, rèn luyện những kỹ năng 

Có càng nhiều tri thức bạn có thể tạo ra được càng nhiều giá trị và càng khẳng định được bản thân mình nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ thật sự có ý nghĩa khi kiến thức song hành và tồn tại cùng với một nhân cách đẹp, một cuộc đời đẹp với những suy nghĩ tích cực. 

Giá trị lõi một người học được bắt đầu từ đâu? 

Giá trị lõi của mỗi người chính là những kỹ năng chuyên môn, là lĩnh vực bạn am hiểu nhất, có kinh nghiệm nhất, có hiểu biết nhất. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bạn có thể cống hiến cho xã hội, mang những giá trị của mình xây dựng nên những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Vậy, giá trị lõi của bạn được tạo thành như thế nào, khởi nguyên từ đâu và tại sao nó lại quan trọng?

Đầu tiên, giá trị lõi của mỗi cá nhân được hình thành từ những kiến thức nhận được từ thầy cô trong suốt 12 năm học phổ thông. Đây là những điều cơ bản mà bất cứ ai cũng cần để có thể tiếp cận với thế giới dễ dàng hơn. Tiếp đến là 4 đến 5 năm bước vào học tập những môn chuyên ngành, theo đuổi những đam mê của mình. Đây là lúc bạn nhận ra mình thật sự có năng khiếu trong lĩnh vực nào, thế mạnh của mình ở đâu và bản thân tự tin nhất khi làm gì. 

Giá trị lõi là những kiến thức  chuyên môn được tích lũy trong thời gian đi học và đi làm

Giá trị lõi là những kiến thức  chuyên môn được tích lũy trong thời gian đi học và đi làm

Tiếp đến, giá trị lõi tiếp tục được tích lũy và hoàn thiện sau khi bạn đã hoàn thành những khóa học và tham gia làm việc hơn 10.000 giờ với chuyên ngành của mình. Bạn cần nhớ rằng, đó là 10.000 giờ làm cùng một công việc chứ không phải 10.000 giờ làm việc. Mỗi người cần có đủ thời gian khoảng 4 năm để trải nghiệm một lĩnh vực riêng mới có thể am hiểu đúng - đủ những điều cần thiết về lĩnh vực đó. 

Nhiều người làm việc rất nhiều nhưng liên tục nhảy việc, không cố định một lĩnh vực nhất định. Số giờ làm việc có thể đã vượt quá 10.000 nhưng thực tế lại không thể hình thành được giá trị lõi. Nguyên nhân vì sao? Bởi bạn không hề có đầy đủ những kiến thức cần thiết về bất cứ một chuyên môn nào, cũng không thành thạo bất cứ lĩnh vực nào. 

Để tiết kiệm khoảng thời gian này, nhiều người bắt đầu tìm cho mình các công việc phù hợp ngay khi còn đang học đại học. Điều này đồng nghĩa với việc ra trường họ đã có kiến  thức chuyên môn để khẳng định giá trị cốt lõi của chính bản thân mình. Họ không cần phải quá vất vả để có thể tích lũy cho bản thân những thông tin, kỹ năng cần thiết nữa. 

Bạn có thể tạo nên giá trị lõi trong hơn 10.000 giờ làm việc

Bạn có thể tạo nên giá trị lõi trong hơn 10.000 giờ làm việc

Nếu không có giá trị lõi, nghĩa là bạn không có một phương thức cụ thể để kiến thức của mình có thể tiếp cận với thế giới. Điều này không có nghĩa là cuộc sống của bạn không giá trị, tuy nhiên để tạo ra được điều đó lại cần một hành trình dài hơn, xa hơn, vất vả hơn. 

Tích lũy kiến thức xã hội từ giá trị của người khác bằng cách nào?

Phương diện tiếp theo của kiến thức chính là những thứ bạn học được ở bên ngoài xã hội. Đây là những thứ mà cá nhân mỗi người có thể tích lũy, tiếp thu từ những người xung quanh và cả những trải nghiệm thực tế của bản thân trong cuộc sống. Đây gọi chung là những giá trị của người khác mà bạn sẽ cần học hỏi. 

Vậy làm thế nào để có thể tích lũy kiến thức xã hội tốt nhất từ những người xung quanh. Chúng ta có thể thấy rằng, lượng tri thức của thế giới này là vô hạn, và mỗi ngày lại có thêm rất nhiều thứ mới được biết đến, được tìm ra. Các nhà khoa học liên tục phát hiện, phát minh ra những điều mới lạ về tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy, những gì chúng ta biết được luôn bé nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, chỉ là hạt cát giữa sa mạc, giọt nước giữa đại dương. 

Chia sẻ và kết nối là cách để có thể tiếp thu, tích lũy kiến thức hiệu quả

Chia sẻ và kết nối là cách để có thể tiếp thu, tích lũy kiến thức hiệu quả

Lượng kiến thức của bạn học được ở xã hội không bao giờ đủ. Tất cả tạo thành một kho tàng vĩ đại với những nội dung không bao giờ có thể tìm hiểu hết. Cộng đồng sẽ mang đến cho bạn lượng tri thức khổng lồ thông qua sự kết nối và chia sẻ. 

Bạn muốn tích lũy được kiến thức từ người khác một cách tối ưu thì hãy kết nối với những người xung quanh và chia sẻ lượng kiến thức của mình cho những người khác. Đây là cách để những con thuyền nhỏ có thể hành trình dài ra đại dương bao la và có thể chống chọi với sóng gió cuộc đời. Mỗi người cũng có thể hoàn thiện bản thân mình hơn, học hỏi được nhiều điều hơn và nâng cao giá trị bản thân. 

Kiến thức là điều không thể thiếu đối với mỗi cá nhân sống trong tập thể. Đây là thứ mỗi ngày cần tích lũy, thời gian càng dài sẽ tạo nên những trang sách càng giá trị. Có kiến thức bạn có thể nâng cao giá trị của bản thân mình, được nhiều người biết đến, khẳng định được vị trí của mình. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân ưu việt sẽ tạo nên những giá trị thiết thực giúp xã hội ngày càng phát triển. 



 

Bài viết cùng danh mục